Van điều áp là một trong những thành phần không thể thiếu trong hệ thống cấp khí. Gần như toàn bộ các hệ thống cấp khí đều cần đến van điều áp. Trừ một số trường hợp đặc biệt như dùng khí lỏng trực tiếp, với nguồn đầu vào vốn đã áp thấp thì không cần điều áp.
Van điều áp là gì?
Van điều áp còn gọi là van giảm áp là thiết bị giúp làm giảm áp suất đầu vào ( các thiết bị chứa áp lực cao) và giữ ổn định áp suất cho thiết bị máy móc sử dụng khí.
Ví dụ chai chứa khí Argon hàn cắt có áp suất khi chai đầy là 150 bar. Để sử dụng cho máy hàn thì áp suất chưa đến 10 bar. Vì vậy cần lắp bộ van điều áp để điều chỉnh áp suất xuống dưới 10 bar, đồng thời duy trì áp suất này ổn định cho sử dụng không bị ngắt quãng.
Xem thêm bài viết: Van điều áp là gì?
Vì sao cần đến van điều áp?
Như chúng ta đều biết, khí được chứa trong các thiết bị chứa khí như chai khí, bình khí, bồn khí. Để chứa được nhiều khí hơn, người ta nén khí với áp lực cao. Áp lực cao bao nhiêu phụ thuộc vào loại thiết bị chứa và tính chất lý hóa của từng loại khí.
Như chai chứa khí Hydro thường nén đến 200 bar, chai Argon Nito là 150 bar, chai CO2 khí hóa lỏng là 60-70 bar, bình chứa Nito lỏng là 10 bar, bình áp lực cao trên 20 bar, bồn chứa lỏng cũng khoảng 10 bar, hoặc bồn áp lực cao thì 15 bar.
Từ khoảng 5 bar trở lên đã được coi là áp lực cao. Các loại máy móc thiết bị sử dụng khí thường chỉ sử dụng ở mức dưới 10 bar.
Vì vậy để sử dụng được khí, người ta dùng đến thiết bị van điều áp.
Van điều áp thường được lắp ở vị trí nào?
Van điều áp lắp giữa thiết bị chứa và thiết bị sử dụng khí. Đối với các chai khí dùng để hàn, người ta lắp van trực tiếp vào chai khí. Đối với giàn cấp khí bao gồm nhiều chai khí, người ta lắp ngay sau hệ thống giàn góp khí tại kho chứa khí, sau đó kết nối với hệ thống ống dẫn đi vào trong nhà máy.
Để đảm bảo ổn định về áp suất và tùy thuộc vào hệ thống cấp khí, thường nhiều đơn vị sẽ lắp van điều áp thứ cấp trên đường ống dẫn bên trong nhà máy, phù hợp cho việc điều chỉnh áp khi sử dụng. Tức là giảm áp lần thứ 2, sau lần đầu giảm tại kho gas.
Van điều áp bao gồm những thành phần chính nào?

Bao gồm áp kế, núm điều chỉnh, cơ cấu bên trong thân, đầu kết nối, ngoài ra có thêm van điều chỉnh lưu lượng, van chống cháy ngược, hệ thống hóa hơi. Van điều áp thường là hệ cơ vật lý, tuy nhiên cũng có những loại van chạy bằng điện.
Áp kế- đồng hồ đo áp suất
Dễ nhìn thấy nhất chính là đồng hồ đo áp suất trên van điều áp. Thường là 2 đồng hồ, một đồng hồ đầu vào, gọi là inlet pressure gauge và một là đồng hồ đầu ra, gọi là outlet pressure gauge.
Đồng hồ đầu vào thường có dải đo cao hơn đồng hồ đầu ra, một vài trường hợp người ta cũng sử dụng van điều áp với 2 đồng hồ giống nhau.
Van điều áp thứ cấp lắp trên đường ống cấp khí thì thường chỉ có 1 đồng hồ đo áp suất đầu ra, không có đồng hồ đầu vào bởi vì người ta đã xác định được khoảng áp suất trên đường ống rồi.
Núm vặn điều chỉnh áp suất và thân của van giảm áp
Bên trong thân van điều áp là cơ cấu vật lý giúp làm giảm áp suất. Ngay chính diện van điều áp là núm vặn điều chỉnh áp suất. Khi vặn về bên phải theo chiều kim đồng hồ, áp suất tại đầu ra sẽ tăng lên. Nếu lỡ điều chỉnh tăng cao hơn so với nhu cầu sử dụng, thì có thể xả bớt khí trên đường ống đầu ra để làm hạ áp suất. Tức là xả khí ra ngoài thì áp suất hạ, chứ không phải vặn ngược lại là áp suất giảm được.
Bởi vì bản thân khí áp suất cao đã được thông qua van điều áp và tồn tại ở đầu ra, nên nếu khí ở đó chưa được sử dụng bớt hoặc không được xả ra, thì áp vẫn duy trì cao như vậy.
Áp suất đầu ra tại thời điểm máy không chạy và không sử dụng khác với thời điểm máy dừng. Giả sử lúc máy dừng, ta điều chỉnh áp suất đầu ra là 7 bar. Nhưng khi máy chạy thì áp suất đầu ra chỉ duy trì là 5 bar. Hay ví dụ ngược lại, khi máy đang chạy, ta điều chỉnh áp suất đầu ra ổn định là 5 bar. Nhưng khi máy dừng thì áp có thể lên cao hơn, 7 bar chẳng hạn.
Đầu kết nối vào và đầu kết nối ra
Van điều áp bao gồm kết nối đầu vào và đầu ra. Tùy yêu cầu sử dụng sẽ có loại đầu kết nối với loại ren và hình thức kết nối khác nhau.
Ví dụ van điều áp cho chai khí hàn thì đầu kết nối vào là kết nối thẳng trực tiếp với chai khí, thường là QF 2A, QF 2C đối với chai khí TQ, hoặc W22-14R đối với chai khí của Nhật. Còn đầu ra thường là đuôi chuột Ф 8 ( 8mm), kết nối trực tiếp với ống dẫn khí chuyên dụng.
Van điều chỉnh lưu lượng khí lắp kèm trên van điều chỉnh áp suất
Tại đầu ra của van điều áp, đôi khi người ta lắp thêm van điều chỉnh lưu lượng khí, để phù hợp cho sử dụng. Đối với chai khí Axetylen, người ta còn lắp thêm van chống cháy ngược, trường hợp có sự cố cháy tại đường ống đầu ra thì khí cháy không bị dội ngược lại chai chứa khí gây nổ chai, giúp giảm thiểu thương vong.
Với một số van điều áp dùng cho khí lỏng như CO2, khí tiệt trùng EO, van còn có bộ hóa hơi. Hóa hơi tự nhiên môi trường thì là bộ lò xo ống dẫn khí. Vì vậy những loại van này thường có kích thước to và cồng kềnh hơn van thông thường. Một số loại van sử dụng hóa hơi bằng điện, thường gọi là Heater.
Yêu cầu đối với van điều áp
Đồng ho đo áp suất trên van điều áp cần được kiểm định định kỳ 1 năm 1 lần, để đảm bảo rằng đồng hồ báo áp suất đúng, tránh các sự cố có thể xảy ra khi áp suất bị báo sai lệch so với áp suất thật.
Hãy lưu ý rằng hệ thống khí là hệ thống có chứa khí áp lực cao, vì vậy khi sử dụng cần hết sức cẩn trọng. Nếu tai nạn xảy ra sẽ có thương vong rất lớn, đặc biệt có nhiều loại khí là khí dễ cháy nổ, khí độc hại.
Cách chọn loại van điều áp cho sử dụng
Novigas nhận thấy rằng hiện nay có rất nhiều các loại van Tanaka , các loại van Trung Quốc trôi nổi trên thị trường hoặc được bán ở chợ giời rất dễ dàng để mua với chi phí thấp. Và cũng rất nhiều đơn vị, cá nhân coi thường việc chọn lựa loại van đúng và tốt.
Để chọn được loại van đúng với yêu cầu sử dụng, cần các yếu tố sau, nhất định cần phải được cung cấp trước khi chọn lựa và sử dụng:
- Loại môi chất sử dụng: Van dùng cho khí nào, Argon Nito Axetylen…, dùng cho khí dạng lỏng hay dạng khí.
- Áp suất đầu vào và áp suất đầu ra tối đa. Có thông tin này mới chọn được loại van có dải đồng hồ đo phù hợp. Thường áp suất tối đa bằng 2/3 dải đo của đồng hồ. Ví dụ với chai khí 150 bar, người ta dùng van điều áp có dải đồng hồ vào là 250 bar. Với áp suất sử dụng tối đa là 10 bar, người ta chọn đồng hồ áp đầu ra có dải đo là 16 bar ( 1.6 Mpa)
- Lưu lượng sử dụng tối đa: Tránh trường hợp không đáp ứng được lưu lượng làm hỏng hóc thiết bị, ảnh hưởng đến sản xuất
- Đầu kết nối vào và đầu kết nối ra. Phần này có vài loại hình kết nối theo tiêu chuẩn chung, cơ bản có thể gia công đầu nối cho phù hợp được.
- Các yêu cầu khác nếu có.
Những yêu cầu này, những thông số này có thể dựa vào thông tin được cung cấp từ bên bán máy móc thiết bị sử dụng khí khi chuyển giao thiết bị, tài liệu. Ví dụ với loại máy móc này, yêu cầu cần sử dụng khí với áp suất như này, với lưu lượng như kia.
Xem thêm bài viết: Cách chọn van điều áp cho hệ thống khí
Nên chọn mua van điều áp ở đâu
Nên tìm đến cơ sở doanh nghiệp có uy tín và hiểu biết về khí cũng như thiết bị ngành khí. Novigas tự hào là đơn vị cung cấp phân phối van điều áp Yamato Nhật Bản, bền bỉ về sử dụng, yên tâm về chất lượng. Đội ngũ tư vấn của Novigas cũng sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn loại van điều áp phù hợp nhất với nhu cầu.
Khuyến cáo khách hàng không nên mua hàng trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo về chất lượng có thể gây ra tai nạn chết người và những hệ lụy rất lớn.
Novigas cung cấp tất cả các loại van điều áp sử dụng cho mọi nhu cầu của khách hàng cần.
Tham khảo Một số mẫu sản phẩm van giảm áp do Novigas cung cấp
Chi phí cho một van điều áp khoảng bao nhiêu
Thường với các loại van rẻ trôi nổi của Trung Quốc chỉ có vài trăm nghìn, mua rất dễ.
Đối với van điều áp chất lượng tốt của Yamato Nhật bản, van thường có giá trên 3 triệu. Nhiều loại van trên dưới 20 triệu, thậm chí hàng trăm triệu cũng có.
Block "san-pham-va-dich-vu-novigas" not found
Pingback: Novigas cung cấp Van điều áp Yamato chính hãng